Sâm bố chính là gì?
Sâm bố chính là một loài thực vật có hoa thuộc họ Bông. Danh pháp hai phần Abelmoschus sagittifolius. Loại sâm này được nghiên cứu khoa học bởi nhà khoa học (Kurz) Merr. vào năm 1924.
sâm bố chính
Hình ảnh củ sâm bố chính vừa thu hoạch
Sâm bố chính mọc hoang ở nhiều vùng đất Việt Nam. Miền Bắc được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tĩnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hòa Bình và Tây Bắc cũng xuất hiện loại thảo dược này.
Đặc điểm nhận biết sâm bố chính
Cây thân thảo cao 0,3-1m.
Rễ củ to bằng ngón tay, vỏ màu vàng nhạt.
Lá ở gốc hình bầu dục không xẻ, lá giữa và lá ngọn xẻ 5 thuỳ hình dải, cuống lá ngắn hơn phiến, có lông, lá mọc so le, cuống dài.
Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá, màu hồng hay nâu đỏ, có pha ít màu vàng.
Quả thuôn hình trứng, 5 mảnh vỏ phủ lông ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài.
Hạt hình thận, màu nâu.
Cây ra hoa vào tháng 6-7.
Nhân sâm giá rẻ
Trồng và nhân giống sâm bố chính
Thu hái và bào chế
Người ta sử dụng sâm bổ chính để làm thuốc, bộ phận thu hái là rễ, thường thu hoạch vào mùa thu đông
Rễ sâm thu về ngâm trong nước vo gạo, rửa sạch, đồ chín rồi phơi khô.
Thành phần và tác dụng dược lý
Sâm bố chính có chứa khoảng 35- 40% chất nhầy. Ngoài ra theo tư liệu của Trần Công Luận và cộng sự, ở trong rễ của loại thảo dược này tìm thấy rất nhiều phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic.
Các thành phần khác như:
Hàm lượng lipid chiếm 3,96% bao gồm acid myrisric, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic.
Hàm lượng protein toàn phần chiếm 0,23g %, hàm lượng protid chiếm 1,26g %.
11 chất axit amin trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin,prolin, tyrosin, valin, phenylalanin và leucin.
Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%( d – glucose và l – rhamnose).
13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P.
Công dụng của sâm bố chính
Với sự phong phú về hàm lượng dinh dưỡng và hoạt chất đặc biệt, rễ củ sâm bố chính mang lại tác dụng tuyệt vời trong y học. Trong Đông Y, loại nhân sâm này hơi có vị ngọt, tính hàn, rất thích hợp với cơ thể suy nhược, mất ngủ lâu ngày, chữa bệnh lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, ngăn chặn các tác nhân gây ra sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư.
Xem thêm
Cách trồng sâm bố chính
Địa chỉ bán hạt giống sâm bố chính
Thu hoạch củ sâm bố chính
Tags: